top of page
Ảnh của tác giảEduLightenUp

Hội thảo Tháng 9: Các Nhà Quản lý Giáo dục cùng Cân bằng để Hạnh phúc



Tác giả bài viết: cô Trần Thị Ngọc Tuyền - thành viên Ban Điều Hành EduLightenUp.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa: “Sức khỏe tinh thần là một trạng thái khỏe mạnh mà trong đó, mỗi cá nhân nhận biết được khả năng của bản thân, có thể ứng phó với sự căng thẳng thông thường, làm việc hiệu quả và có sự đóng góp cho cộng đồng”.


Nói như vậy để thấy rằng “sức khỏe tinh thần” là yếu tố vô cùng quan trọng trong đời sống cảm xúc lành mạnh của con người, đó là niềm hạnh phúc tự tại từ bên trong, một cảm giác vững chắc về bản thân và khả năng kiểm soát bản thân dù đang ở trong bất cứ một tâm trạng nào. Tuy nhiên những thách thức và khó khăn chưa từng xảy trong hiện tại, đại dịch Covid đã ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hoá, kinh tế và xã hội nói chung và cả lĩnh vực giáo dục nói riêng. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân và nguy cơ khác nhau, nhưng hiện tại chỉ 1 lần nhấp chuột với cụm từ “ứng phó với Stress” trên Google đã cho chúng ta hơn 650.000 lượt tìm kiếm, số trường hợp gặp các chứng rối loạn lo âu, trầm cảm…tăng lên đáng kể, có lẽ hơn bao giờ hết con người đang tìm kiếm những cách thức, công cụ để vượt qua những khó khăn về tâm lý của bản thân với mong muốn có được một đời sống tinh thần khoẻ mạnh, hạnh phúc.


Hạnh phúc có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau, đôi khi cũng mơ hồ mà nhiều người không dễ nắm bắt. Với tâm lý học Tích cực cho rằng hạnh phúc thật đơn giản để có được. Hạnh phúc đến từ sự hài lòng của chúng ta với cuộc sống. Nhà tâm lý học Martin Seligman đã dành nhiều năm để phát triển lý thuyết về hạnh phúc. Ông ấy muốn xác định các yếu tố cơ bản của hạnh phúc, và đã vẽ ra một mô hình hạnh phúc năm mặt được gọi là mô hình PERMA.

Đây là năm yếu tố mà Seligman nhận thấy cần thiết cho sự hạnh phúc của con người:



1. Cảm xúc tích cực – Positive Emotion(P)

Hạnh phúc thật gần mỗi người, đó chính là việc cảm nhận cảm xúc tích cực trong cuộc sống. Bất kỳ cảm xúc tích cực nào như yên bình, biết ơn, hài lòng, niềm vui, nguồn cảm hứng, hy vọng, sự tò mò, hoặc tình yêu đều thuộc nhóm này – và điều thực sự quan trọng là hãy tận hưởng ngay tại đây và ngay bây giờ

2. Mối quan hệ tích cực – Positive Relationships (R)

Là con người, chúng ta thuộc về cộng đồng và xã hội và những mối quan hệ tốt là cốt lõi của hạnh phúc. Có thể thấy rằng người có nhiều mối quan hệ tích cực và đáng tin cậy sẽ là món quà vô giá giúp con người hạnh phúc.

3. Sự tham gia, gắn kết- Engagement (E)

Khi chúng ta là một thành viên tham gia đóng góp tích cực vào một hoạt động, công việc hoặc dự án, chúng ta dấn thân và hiện diện trọn vẹn. Khi chúng ta càng gắn kết thì càng có nhiều trải nghiệm hạnh phúc.

4. Ý nghĩa cuộc sống – Meaning (M)

Ý nghĩa cuộc sống xuất phát từ việc phục vụ cho một mục đích lớn lao hơn chính bản thân mình. Đó chính là tiếng gọi bên trong, hay chính là sứ mệnh của mình. Khi ta tìm thấy được sứ mệnh, ta có lý do để sống.

5. Thành tựu / Thành tích – Accomplishment/Achievement (A)

Nhiều người trong chúng ta luôn phấn đấu để hoàn thiện bản thân theo một cách nào đó, phấn đấu để thành công, khẳng định chính mình. Không lời nào có thể diễn tả được niềm vui sướng lẫn tự hào khi đạt được những thành tích trên. Vì vậy, thành tích là một phần quan trọng giúp con người ghi nhận năng lực và giá trị của bản thân mình.


Mỗi yếu tố này đều cần thiết cho hạnh phúc và sự hài lòng của chúng ta với cuộc sống. Cùng nhau, chúng tạo thành nền tảng vững chắc để chúng ta có thể xây dựng một cuộc sống hạnh phúc và thăng hoa.

Mỗi yếu tố này cần được hoàn thiện và vun đắp mỗi ngày. Khi nghịch cảnh khó khăn kéo đến thì việc làm sao để cân bằng duy trì và triển nở những yếu tố trên thì đó chính là sức mạnh nội lực của mỗi người. Làm sao để xây dựng và thúc đẩy sức mạnh tinh thần bên trong của mỗi người, làm sao chuyển hoá lo âu để hướng đến cuộc sống cân bằng, hạnh phúc? Tất cả sẽ được chia sẻ chân tình và tâm huyết từ hai diễn giả khách mời của Mạng lưới Quản lý giáo dục không biến giới trong Hội thảo tháng 09/2021 với nội dung “Chuyển hóa lo âu - Đón đầu hiệu quả.”


Đây chính là món quà tinh thần Mạng lưới mong muốn gửi gắm đến các quý thầy cô với hình thức tổ chức độc đáo cùng những giờ phút thấu hiểu bản thân, cân bằng cảm xúc.

Ở Hội thảo Tháng 9, chúng ta sẽ được gặp gỡ 2 khách mời đặc biệt:

🧑‍🏫 PGS-TS Trần Thành Nam – một gương mặt quen thuộc trong lĩnh vực Tâm lý học:

- Tốt nghiệp Thạc sỹ (2010) và Tiến sỹ (2013) chuyên ngành tâm lý tại Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ.

- Được biết đến với vai trò Giám khảo của cả hai mùa chương trình “Siêu trí tuệ Việt Nam”.

- Hiện đang công tác tại Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Thành viên của Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam (VAPE).

- Đã có rất nhiều công trình và bài viết nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý được công bố tại Việt Nam và quốc tế.

🧑‍🏫 Thầy giáo Nguyễn Minh Quý.

- Hiệu trưởng trường THPT Trần Nguyên Hãn - Thành phố Hải Phòng, là Hiệu trưởng đầu tiên được bổ nhiệm thông qua thi tuyển của Hải Phòng.

- Diễn giả của chương trình “Cất cánh” trên VTV6 và VTV1.

- Ba lần được Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trao bằng Lao động sáng tạo.


Để có thêm thông tin chi tiết, các quý thầy cô đăng ký tham gia hội thảo tại: Hội thảo tháng 9: "Chuyển hóa lo âu, đón đầu hiệu quả" | EDULIGHTENUP

19 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page