top of page

Tăng Cường Hoạt Động Trải Nghiệm, Hướng Nghiệp ... - Dự án của thầy Nguyễn Phú Khánh

Dự án thuộc quản lý & sở hữu của Ban Điều Hành - Mạng Lưới Quản Lý Giáo Dục Không Biên Giới NGUYỄN PHÚ KHÁNH 05/2021

Tên dự án:

Tăng cường hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và nâng cao năng lực cho học sinh phổ thông.


Mục đích

  1. Giúp học sinh có định hướng sớm về nghề nghiệp thông qua tham quan, trải nghiệm và thực hiện các công việc thực tế; góp phần gắn kết “đầu ra” của giáo dục phổ thông với “đầu vào” của giáo dục đại học

  2. Tăng cường khả năng tư duy, nghiên cứu và các kỹ năng cần thiết cho học sinh; góp phần phát triển hoặc tạo ra các nhóm hạt nhân/nòng cốt cho các CLB chuyên ngành của các trường phổ thông

  3. Đẩy mạnh sự hợp tác, trao đổi học hỏi kinh nghiệm giữa các thầy cô phổ thông và đại học, giữa các thành viên và các trường trong và ngoài mạng lưới; góp phần nâng cao chất lượng hoạt động và phát triển qui mô của mạng lưới.

Hoạt động chính

Nhóm hoạt động (1): các đề tài nghiên cứu được hướng dẫn dài hạn.

  • Đề tài được thực hiện dự kiến trong thời gian 1 năm học

  • Chủ đề: không giới hạn, có thể nằm trong các lĩnh vực ưu tiên về Khoa học tư nhiên và Công nghiệp 4.0 (phụ lục A, ĐH Phenikaa)

  • Số lượng: mỗi trường ĐH “host” nhận hướng dẫn 8 – 10 nhóm, mỗi nhóm thuộc một trường THPT khác nhau, có từ 5-7 học sinh và 1 giáo viên phụ trách

  • Các hình thức chính của hoạt động này:

i) học sinh các nhóm nghiên cứu và thực hành dưới dự hướng dẫn của các thầy ở ĐH, thầy phụ trách của trường THPT, sinh viên trường ĐH;

ii) tổ chức seminar trao đổi kết quả, học hỏi kinh nghiệm trong 1 nhóm hoặc giữa các nhóm với nhau; địa điểm có thể luân phiên tại trường ĐH và các trường THPT

iii) tổ chức các chuyến tham quan tới các doanh nghiệp/trung tâm đổi mới sáng tạo/trung tâm nghiên cứu … hoạt động trong lĩnh vực liên quan

iv) Tổ chức các lecture/talk/workshop…tại các trường để nâng cao năng lực cho giáo viên và học sinh

Nhóm hoạt động (2): campus tour/ campus visit tại các trường ĐH “host”.

  • Tổ chức trong vòng 1 ngày

  • Tìm hiểu và trải nghiệm tại các phòng thí nghiệm/thực hành của các ngành đào tạo khác nhau tại trường đại học

  • Tìm hiểu về đời sống hoạt động của sinh viên; ký túc xá; nhà ăn; nhà thi đấu đa năng …

  • Số lượng không giới hạn, tùy vào khả năng và trao đổi giữa các trường

Đối tượng:

Học sinh (cấp 2, cấp 3), sinh viên và thầy cô thuộc các trường là :

  • Thành viên/đối tác của Mạng lưới QLGDKBG

  • Đối tác của các trường ĐH “host”

Thời gian thực hiện

Dự kiến từ 8/2021 – 5/2022 (năm học 2021-2022)

Các đơn vị thực hiện

  • Đơn vị đầu mối chung: Trường ĐH Phenikaa (dự kiến)

  • Đơn vị phối hợp : Mạng lưới QLGDKBG

  • Các trường ĐH “host”: ĐH Phenikaa, ...

  • Các trường tham gia nhóm hoạt động 1:

+ Là các trường Trường THPT

+ DS trường tiềm năng tham khảo Phụ luc B (ĐH Phenikaa)

  • Các trường tham gia nhóm hoạt động 2:

+ Là các trường phổ thông (cấp 2, cấp 3)

+ Trường tham gia tùy thuộc vào trao đổi và sắp xếp trong thực tế

Kinh phí:

Dựa trên nguyên tắc chính sau:

  • ĐH Host: chịu trách nhiệm về giảng viên hướng dẫn, cơ sở vật chất và các hoạt động trải nghiệm tại campus

  • Các trường tham gia: chịu trách nhiệm kinh phí cho cán bộ và học sinh của trường mình gửi tham gia

  • Các đơn vị đăng cai các events (seminar/talk/workshop): chịu trách nhiệm kinh phí tổ chức

Ngoài ra sẽ có trao đổi chi tiết giữa các đơn vị khi thực hiện thực tế

Mục tiêu

Các chỉ số chính cần đạt đươc (dự kiến) của dự án sau 1 năm:

  • Có ít nhất 15 đề tài/100 học sinh/20 cán bộ/15 trường THPT tham gia trực tiếp vào “Nhóm hoạt động 1”.

  • Có ít nhất 2000 học sinh và thầy cô tham gia vào “Nhóm hoạt động 2”.

  • Có ít nhất 20 events (seminar/talk/workshop…) được tổ chức với hơn 1000 lượt người tham gia.

  • Dự án tiếp cận được trên 5000 người.

----------------------------------------------------

PHỤ LỤC A: các lĩnh vực ưu tiên về Khoa học tư nhiên và Công nghiệp 4.0 (ĐH Phenikaa)

  • Vật lý, Kỹ thuật Hóa học

  • Toán ứng dụng, Công nghệ thông tin

  • Công nghệ sinh học, Khoa học môi trường

  • Vật liệu tiên tiến và công nghệ nano

  • Khoa học máy tính (Trí tuệ nhân tạo và Khoa học dữ liệu)

  • Kỹ thuật Cơ điện tử

  • Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá ( Trí tuệ nhân tạo và robot)

  • Kỹ thuật Ô tô và Năng lượng


PHỤ LỤC B: các trường tiềm năng tham gia nhóm hoạt động 1 (ĐH Phenikaa)

1) THPT Thăng Long (Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội)*

2) THPT Yên Hòa (Q. Cầu Giấy, Hà Nội)

3) THPT Olympia (Hà Nội)

4) THPT Ban Mai (Q. Hà Đông, Hà Nội)*

5) THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định)

6) THPT chuyên Khoa học tự nhiên – ĐHQG Hà Nội (Q. Thanh Xuân, Hà Nội)

7) THPT Lương Văn Can (Q. Cầu Giấy, Hà Nội)*

8) THPT Lê Quý Đôn (Hà Đông, Hà Nội)

9) THPT Quang Trung (Hà Đông, Hà Nội)

10) THPT Đoàn Thị Điểm (Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội)

11) THPT Lomonoxop (Q. Từ Liêm, Hà Nội)

*có đề xuất tài trợ trong “Phenikaa Innovation Hub”

116 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả

Comments


bottom of page