(lời tôi muốn nói với các nhà quản lí giáo dục cấp Phòng, cấp)
Mỗi năm đều có kì thi giáo viên dạy giỏi. Điều đó cho thấy – đây là có công việc thường xuyên của Ngành ở mỗi địa phương.
Mỗi năm, Ngành đều muốn tập trung làm “việc gì đó cho tốt”, trong đó, có việc nâng cao năng lực cho đội ngũ.
Ý nghĩa của kì thi giáo viên dạy giỏi là gì, chúng ta thống nhất với nhau rằng:
+ Đó là để bồi dưỡng giáo viên. Để có 1 giờ thi giáo viên giỏi, không phủ nhận được đó là một quá trình rèn luyện lẫn nhau ở tập thể đó. Một người đi thi, thì cả trường cùng thay đổi. Vì thế, người đi thi có khi “kêu trời” vì bị “rèn đến khổ”. Nhưng khi bình tĩnh lại, thì thấy sao mà KHỔ, chẳng phải vì “phải làm cái không quen làm” hay sao??? Mà giáo viên, hay tổ chức không năng động, có tính ì cao, thì mỗi lần bị “khua khoắng”/ “đánh động” như vậy chắc chắn “kêu trời” rồi!!!
+ Một giáo viên được chọn để trở thành giáo viên giỏi, thì đương nhiên họ có quá trình phấn đấu. Vì thế, họ sẽ trở thành biểu tượng. Nên thông qua thi giáo viên giỏi, để tìm kiếm người có thể trở thành “biểu tượng” và truyền cảm hứng cho những đồng nghiệp, để truyền thông “mục tiêu”, tức là: thông qua TIÊU CHÍ giáo viên giỏi, có thể định hướng sự rèn luyện năng lực nghề ở giáo viên.
Thế nên nếu một kì thi chọn giáo viên giỏi mà không đạt được hai điều nói ở trên thì kì thi chắc chắn “hỏng” đó!
Những vấn đề thường thấy ở một kì thi Giáo viên giỏi:
- Giáo viên đi thi chỉ rèn luyện bài dạy để thi. Cho nên để thích ứng với “một phương pháp/ kĩ thuật dạy mới được khuyến nghị” thì chắc chắn họ khó có thể làm được thành thạo trong thời gian ngắn. Tôi thấy, ở những trường hợp này, họ bắt buộc phải DIỄN. Mà đã diễn thì khổ thân, khổ nhất chính là “hình ảnh của giáo viên trong mắt học sinh, đồng nghiệp”. Chắc chẳng ai muốn diễn!!!
Làm thế nào để khắc phục tình trạng này:
Tôi xin tư vấn cho nhà quản lí cấp Phòng, cấp Sở (ở khâu xây dựng/ thiết kế tiêu chuẩn/ tiêu chí; tổ chức/ điều hành) thế này :
- Ban hành kế hoạch sớm. Có thể ban hành từ cuối năm học trước. Làm như thế, khi giáo viên lựa chọn, họ biết phải rèn luyện một quá trình, sẽ tránh được chuyện “luyện tập 1 bài để thi”.
- Đặt ra tiêu chí thay đổi phương pháp, gắn liền với kế hoạch bồi dưỡng giáo viên. Chẳng hạn, nếu sang năm, để GV Toán có thể áp dụng được phần mềm toán, dạy theo góc, dạy trải nghiệm, thì năm học này cần tập huấn cho giáo viên, cần sinh hoạt chuyên môn dựa trên bài học này.
Giỏi là một quá trình bao gồm từ nhận thức, thái độ và thực hành luyện tập.
Nhà quản lí giáo dục thay đổi trước, dẫn hướng bằng kì thi cho những người GV giỏi chắc là một chiến lược hay.
- PGS.TS Chu Cẩm Thơ
Commentaires