top of page

KHAI VẤN KHÔNG PHẢI LÀ THAM VẤN

Đã cập nhật: 21 thg 9, 2022

KHAI VẤN KHÔNG PHẢI LÀ THAM VẤN

Gia đình và nhà trường đang rất quan tâm đến tâm lý, hướng nghiệp, chuyện học hành của các học sinh! Nhưng khi các bạn trẻ gặp khó khăn trong việc học hành (không tập trung, chán học hay chọn nhầm ngành), căng thẳng (stress) trong cuộc sống (trong gia đình hay trên lớp học), những biến động tâm sinh lý của tuổi dậy thì tạo nên khủng hoảng hay xung đột, sống trong áp lực là «con ngoan trò giỏi», áp lực bị so sánh với bạn bè điểm cao thành tích tốt, rồi sự tự tạo áp lực phải thành công hơn, tự chủ, độc lập hơn nữa...

Những lúc đó, phụ huynh và giáo viên làm như thế nào?

Hoặc là nhận biết, nâng đỡ và đồng hành cùng con-trò của mình. Nhưng đáng tiếc, điều này không phổ biến. Mà đa phần họ lúng túng, bối rối, không nhận ra hoặc bất lực, thậm chí tạo thêm xung đột. Quả thực, vì có những việc nhà trường không thể «cáng đáng» hết được, vì phụ huynh không đủ kiến thức hay tâm thế để đồng hành và để «lớn kịp cùng con».

Những năm gần đây Ngành giáo dục đã quan tâm nhiều đến việc tạo ra bầu không khí tích cực, tham vấn tâm lý. Nhưng thực tế, nếu chỉ dừng lạiTHAM VẤN TÂM LÝ, thì chúng ta không thực hiện được sứ mệnh giáo dục, chưa kể đến, việc học sinh ngại tới phòng tâm lý, việc xảy ra "hiện tượng" mới tham vấn thì có thể đã quá muộn.


Khai vấn học đường ra đời và đang rất phát triển là để lấp khoảng trống này, mà nhà trường và gia đình chưa thể hoặc chưa biết cách làm. Và điều này còn cấp thiết hơn nữa nhằm chuẩn bị hành trang tinh thần và tâm thế cho con và trò của chúng ta bước vào Thời đại VUCA.


Hội thảo tháng 09/2022 của Mạng lưới Quản lý giáo dục không biên giới EdulightenUp được tổ chức vào sáng ngày 28/09/2022 tại Trường Olympia Hà Nội sẽ là một dịp để các Nhà quản lý giáo dục cùng nhau nhận thức thêm về vai trò của Khai vấn, Thực hànhPhát triển nhà trường.



PGS.TS. Chu Cẩm Thơ

Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam



54 lượt xem0 bình luận

Bài đăng liên quan

Xem tất cả
bottom of page